Bếp trưởng là một trong những vị trí được nhiều ngưỡng mộ khi nhắc đến. Tuy rằng động cơ đến với nghề nấu ăn rất khác nhau, nhưng tóm lại ai cũng đều muốn ngày càng nâng cao tay nghề, nấu ra những món ăn ngon. Dần tích lũy nhiều kiến thứ, kinh nghiệm và trở thành một Bếp trưởng như sự khẳng định về khả năng và cống hiến của mình.

Hãy cùng May Mặc Nadi tìm hiểu về nghề bếp trưởng siêu thú vị này!

Đồng phục dành cho bếp trưởng sẽ tạo được sự thoải mái cho bếp trưởng
Bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình, các bếp trưởng chinh phục thực khách bằng những món ăn độc đáo

Bếp Trưởng Và Sự Thật Có Ngầu Không?

Mô tả công việc bếp trưởng có thể nói mỗi người đầu bếp khi đạt đến trình độ này đều phải trải qua một khoảng thời gian, rèn luyện về kĩ năng chuyển môn và sự phấn đầu không ngừng nghĩ. Không có thành công nào đến một cách dễ dàng, con đường nào cũng phải bắt chúng ta bỏ ra sức và nổ lực để có được.

Bếp trưởng không hẳn phải là vị trí oách nhất trong nhà hàng, cùng không phải trí độc tôn nhưng không có bếp trưởng thì chắc chắn những món ăn sẽ khó mà được hoàn thiện chỉn chu nhất, chính vì thế đó là niềm tự hào của rất nhiều người làm nghề Bếp.

Yêu cầu đối với bếp trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm về việc quản lý các bộ phận trong khu vực bếp của một Nhà hàng – Khách sạn, hoặc nơi làm việc của mình. Họ sẽ là người đảm bảo các khâu vệ sinh, an toàn thực phẩm cho đến an toàn lao động và các công việc vận hành của bếp sao cho thật nhuần nhuyễn, ăn khớp. Tất cả các công việc nằm trong khu vực bếp đều sẽ là công việc được sự quản lý và kiểm tra của bếp trưởng. Cùng với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của mình, Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm cho chất lượng các món ăn sau cùng, trước khi đến tay thực khách.

Với tinh thần trách nhiệm cùng với áp lực công việc đặc trưng, thì một Bếp trưởng có thu nhập bình quân từ 14 – 20 triệu đồng/tháng. Ở các thành phố trọng điểm du lịch thì mức lương có thể cao hơn. Hãy cùng MAY MẶC NADI khám phá bảng mô tả công việc Bếp trưởng nhé.

Nhiệm Vụ Chính Của Một Bếp Trưởng

Bao quát chung công việc bao gồm trách nhiệm của một Bếp trưởng là điều hành công việc và giữ cho tiến độ công việc luôn ở mức đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Những công việc đặc thù này được bếp trưởng quản lý bằng kinh nghiệm tích luỹ và kĩ năng chuyên môn của bản thân:

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quy cách vận hành gian bếp

  • Chịu trách nhiệm và giữ vệ sinh toàn bộ gian bếp.
  • Yêu cầu, đốc thúc nhân viên dọn dẹp vệ sinh khi cần thiết.
  • Quan sát, kiểm tra và theo dõi quá trình thực hiện công việc của các nhân viên, các đầu bếp trong gian bếp.
  • Đảm bảo vệ sinh sạc sẽ ở tất cả khu vực làm việc.
  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh của các món ăn trước khi đưa ra phục vụ khách hàng.
  • Có trách nhiệm yêu cầu các nhân viên vệ sinh khu vực làm việc, dụng cụ và thiết bị.
  • Hướng dẫn và đảm bảo giám sát các tài sản, thiết bị máy móc, không gian và công cụ bên trong khu bếp, đảm bảo các tài sản chung.

Phụ trách lên kế hoạch thực đơn, đặt ra những quy chuẩn cho thực đơn của mìnhf

Lập kế hoạch, lên thực đơn cho từng chủ đề hoặc bữa tiệc khác nhau.

  • Tạo kế hoạch và phân công đánh dấu từng vị trí Phó bếp, các bếp chính phụ và các trưởng ca nếu cần thiết.
  • Phải đảm bảo chất lượng của món ăn, trực tiếp là người kiểm tra chất lượng món ăn trước khi chuyển cho nhân viên phục vụ giao cho khách.
  • Nghiên cứu và sáng tạo các món mới, xây dựng thực đơn cho các bữa tiệc thêm da dạng, phong phú hơn.
  • Quản lý hệ thống menu hiện có.
  • Đưa ra các tư vấn về chất lượng món ăn cũng như cách chế biến tại Nhà hàng – Khách sạn để đạt hiệu quả tốt.

Quản lý hàng hóa trong bếp

  • Kiểm kê hàng hóa nhập vào về số lượng lẫn chất lượng.
  • Kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp.
  • Thực hiện tồn kho thực phẩm, các loại nguyên vật liệu để có hướng bảo quản hoặc chế biến phù hợp.
  • Thực phẩm khi không đảm bảo chất lượng sẽ bi hủy.

Quản lý công việc bếp

  • Trong những trường hợp cần hỗ trợ, Bếp trưởng sẽ đứng ra chế biến các món ăn (giờ cao điểm, khách hàng khó tính…).
  • Phân chia công việc của các nhân viên theo những vị trí.
  • Đảm bảo các vị trí hoạt động ổn định.
  • Giải đáp những câu hỏi của khách hàng khi có phản hồi ý kiến về thức ăn.
  • Đôn đốc về hoạt động của nhân viên trong quá trình chế biến chuẩn bị món ăn.

Phụ trách đào tạo kỹ năng & lên kế hoạch đào tạo chung

  • Bếp trưởng sẽ phối hợp cùng bộ phận tuyển dụng, đào tạo nhân viên bếp để phù hợp với mong muốn của mình.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên, phổ biến các quy định, quy tắc trong không gian bếp.
  • Thông báo đến nhân viên những thông tin mới nhất từ cấp trên.
  • Đào tạo kỹ năng cho nhân viên.

Phụ trách kế hoạch chi tiêu và đặt hàng của bếp trưởng

Cùng với những vị trí có liên quan khác trong gian bếp, Bếp trưởng có trách nhiệm lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng, ngay sau đó phân chia công việc cho từng vị trí bếp.

Việc cân đo đong đếm chi tiêu của cửa hàng và khách sạn cũng vô cùng quan trọng khi chọn nguồn nguyên liệu như thế nào mà vừa đảm bảo chất lượng, vừa phù hợp với giá cả.

Người bếp trưởng giỏi sẽ thu hút được khách hàng đến với khách sạn
Bếp trưởng được ví như đầu tàu hay người nắm giữ những “hương liệu đặc biệt” của căn bếp.

Các công việc khác của bếp trưởng

Ngoài ra Bếp trưởng còn có nhiệm vụ quản lý, là đầu mối trao đổi và báo cáo với công ty.

Với vị trí được xem là “đầu tàu” trong các hoạt động, gian bếp có vận hành trôi chảy hay không phụ thuộc rất lớn tới việc điều hành của vị bếp trường. Để có được những kinh nghiệm quý báu ấy, người đầu bếp cần có thời gian dài để rèn luyện những kỹ năng và không ngừng học hỏi, sáng tạo, hoàn thiện bản thân.

Để có một bếp trưởng giỏi, không chỉ phụ thuộc vào tay nghề, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Trong đó một yếu tố không thể thiếu đó là trang phục. Nếu một bộ trang phục dành cho bếp trưởng không thoải mái, tạo cho họ cảm giác và tâm lý thoải mái sẽ dễ khiến bếp trưởng có hứng thú và sự sáng tạo trong công việc của mình hơn.

Để mỗi bếp trưởng có thẻ làm công việc của mình bằng cả tâm huyết hãy đến với MAY MẶC NADI để chọn cho mỗi bếp trưởng mình một bộ đồng phục vừa đẹp, vừa phù hợp với những phong cách ẩm thực cho nhà hàng của bạn. Tạo nên một sự chỉn chu, thu hút và chuyên nghiệp bạn nhé!