Ngành dịch vụ vốn là một ngành có nhiều yêu cầu khắt khe. Đặt biệt là ngành Nhà hàng – Khách sạn. Khi chất lượng của nó được cân đo đong đếm nhờ vào số sao. Và khu vực chiếm một phần trong việc quyết định nhà hàng – khách sạn có đạt chuẩn hay không là khu vực bếp. Tin chắc rằng đây là khu vực không thể thiếu đối với các nhà hàng – khách sạn lớn hiện nạy. Đối với vấn đề ăn uống của thực khách tuyệt nhiên không thể qua loa được. Vậy hãy cùng xem nội quy bếp nhà hàng và các yêu cầu đối với nhân viên nhà bếp bao gồm những gì nhé!

nội quy bếp nhà hàng
Đối với ngành dịch vụ có những yêu cầu khắc khe, đăc biệt là về vấn đề ăn uống của thực khách lại càng yêu cầu nghiêm ngặt hơn nữa. 

Nội quy bếp nhà hàng

Mỗi nhà hàng – khách sạn đều có những quy định riêng đối với khu vực bếp của mình. Nhưng chắc chắn một điều là bảng nội quy bếp nhà hàng khách sạn nào cũng sẽ có những điểm cơ bản sau:

1/ Yêu cầu phải tuân theo quy định của Nội quy lao động chung của nhà hàng, khách sạn.

2/ Tuân thủ các quy định về vệ sinh. Bao gồm vệ sinh cá nhân và vệ sinh thực phẩm, dụng cụ. 

3/ Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tiêu chuẩn của bộ phận bếp.

4/ Không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình tại nhà hàng để sử dụng thực phẩm – nguyên vật liệu của nhà hàng. Vì mục đích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.

các yêu cầu đối với nhân viên nhà bếp
Mặc có sự khác nhau giữa nội quy của các nhà hàng khách sạn. Nhưng nhìn chung nội quy bếp nhà hàng cũng có những quy định chung.

5/ Đối với bất kì vị trí, công việc nào trong bếp cũng đều phải có trách nhiệm với tài sản của nhà hàng. Phải đảm bảo đúng quy trình vận hành máy móc – thiết bị. Có ý thức bảo vệ – bảo quản các vật dụng phục vụ công việc…

6/ Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống gas – điện – nước. Đảm bảo tiêu chí sử dụng hiệu quả – an toàn – tiết kiệm.

7/ Tự giác, trung thực, hết lòng với công việc.

8/ Mỗi vị trí công việc trong nhà bếp thực hiện việc đóng góp ý kiến. Các ý kiến của nhân viên nhà bếp sẽ mang tính chất xây dựng. Hỗ trợ lẫn nhau Để hoàn thành tốt công việc đề ra. Đưa tập thể phát triển. 

9/ Tuân thủ các quy định về an toàn lao động. 

10/ Thực hiện đúng quy định hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Nắm vững quy trình xử lý khi có cháy nổ xảy ra.

Các yêu cầu đối với nhân viên nhà bếp

Nội quy bếp nhà hàng khi vào ca làm việc

Các yêu cầu đối với nhân viên nhà bếp là đến sớm trước 10 – 15 phút để có thời gian chuẩn bị trước khi vào ca làm việc. 

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đồng phục được giặt ủi kĩ càng. Rửa tay kĩ lưỡng. Chú ý râu tóc phải gọn gàng. 
  • Đảm bảo dụng cụ chế biến sạch sẽ. Đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Không để người không phận sự vào bếp 
  • Kiểm tra số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi chế biến. 
  • Trong quá trình chế biến, đầu bếp phải mang đồ bảo hộ. Phải đầy đủ găng tay, tạp dề, mũ, khẩu trang,…
  • Thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình chế biến.
  • Đảm bảo số lượng, chất lượng khẩu phần của món ăn theo quy định.
  • Bảo quản đồ ăn, thực phẩm, đồ dùng đúng quy định.
  • Nếu khách hàng có yêu cầu đặc biệt. Hoặc có cấn đề từ các bộ phận khác trong nhà hàng. Phải xem xét giải quyết theo quyền hạn. Hoặc báo cáo với cấp trên
  • Trong ca làm việc phải giữ gìn vệ sinh chung.
đầu bếp
Trong quá trình làm việc, nếu như khách hàng có yêu cầu đặc biệt thì tùy theo quyền hạn của mình mà quyết định xử lý. Hoặc báo cho cấp trên

Nội quy bếp nhà hàng khi giao ca, kết thúc ca làm việc

  • Vệ sinh toàn bộ khu vực bếp mà mình phụ trách sạch sẽ, gọn gàng.
  • Thu gom và xử lý rác thải theo quy định. 
  • Kiểm tra, tắt điện và khóa chốt gas.
  • Trang bị tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, sẵn sàng xử lý khi có xự cố xảy ra
  • Kiểm tra, đối chiếu hàng hóa theo định kỳ. Phải kèm theo biên bản ghi chép cụ thể. Có ký tên xác nhận. Báo cáo cấp trên các sự cố thừa, thiếu hàng hóa. 
  • Kiểm tra kĩ càng mọi thứ trước khi giao ca.
  • Giao ca, kết thúc ca làm việc
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?