Bếp phó hay Bếp trưởng đều là những danh xưng quen thuộc với những fan của các chef shows (chương trình ẩm thực). Hoặc bất kì ai từng xem qua bộ phim hoạt hình nổi tiếng Ratatoullie; chắc chắn sẽ không hề xa lạ với cách xưng hô này! Và để chi tiết hơn, chúng tôi sẽ cung cấp bảng mô tả công việc của Bếp phó. Mong rằng điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể nhất đối với công việc này.
Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, Bếp là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Nếu như nói rằng khu vực tiền sảnh là gương mặt đại diện; thì Bếp được ví von là linh hồn của nhà hàng, khách sạn. Ở mỗi bộ phận bếp có nhiều vị trí khác nhau. Và luôn cần người đứng đầu – Bếp trưởng và Bếp phó.
Bếp Trưởng Là Ai?
Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm cho hầu hết các công việc trong bếp. Từ nhân sự; nguyên liệu; công thức chế biến; quy trình sơ chế; bảo quản thực phẩm;… Tất cả mọi hoạt động diễn ra trong bếp đều thuộc quyền quản lí của Bếp trưởng.
Đây cũng là nhân vật thường thấy trong các bộ phim, kể cả phim hoạt hình cho thiếu nhi. Có thể nói, Bếp trưởng phải cực kì đa năng khi vừa quán xuyến nhà bếp; vừa phụ trách độ ngon của từng món ăn.
Vì khối lượng công việc cực kì lớn, Bếp trưởng luôn cần một “cánh tay phải” đắc lực để hỗ trợ. Không chỉ vậy, nhân vật này phải đủ năng lực thay thế, quản lí mọi vấn đề của nhà bếp khi bếp trưởng vắng mặt. Nhân vật đặc biệt này chính là Bếp phó.
Bếp Phó Là Ai?
Bếp phó – Người chịu sự quản lý trực tiếp và có tiếng nói, quyền hạn chỉ sau Bếp trưởng. Nếu Bếp trưởng có vai trò quan sát và bao quát toàn bộ khu vực làm việc; thì Bếp phó sẽ chịu trách nhiệm cho từng mảng công việc cụ thể. Trong đó, Bếp phó sẽ trực tiếp sắp xếp, quản lý công việc và nhân sự trong bếp. Khi Bếp trưởng vắng mặt, Bếp phó sẽ có quyền hạn cao nhất, có nhiệm vụ giám sát, quản lý hoạt động nhà bếp.
Trong những khu vực bếp quy mô lớn, luôn phải có nhiều hơn một Bếp phó. Mỗi người sẽ quản lí, chịu trách nhiệm một khu vực riêng.
Nhiệm Vụ Và Vai Trò Của Phó Bếp
Bếp trưởng phụ trách các món ăn, Bếp phó chuẩn bị mọi thứ để có thể nấu món ăn đó. – Đây là cách nói ngắn gọn nhất về công việc của một Bếp phó. Để mô tả công việc cụ thể, cần nhiều hơn gấp vài lần độ dài của câu nói trên đấy, bạn tin không?
Nếu là fan của bộ phim Howl’s Moving Castle, chắc chắn bạn sẽ không thể quên được sự kì diệu của một căn bếp. Đó là linh hồn của cả tòa lâu đài. Khi ngọn lửa trong căn bếp tắt đi, cũng là lúc sự sống của toàn bộ tòa nhà tàn lụi.
Trong hiện thực, căn bếp nhỏ cũng chính là linh hồn của mỗi gia đình.
Đặc biệt, bếp vô cùng quan trọng đối với các nhà hàng – khách sạn. Không điều gì níu chân người khách tuyệt vời bằng những món ăn. Nó vượt qua sự “no” cơ bản, đưa thực khách thưởng thức những tầng hương vị khác nhau của cuộc sống; của kí ức nhiệm màu… Đó cũng là ước mong cơ bản của mỗi người: Được ăn một bữa thật ngon.
Bếp trưởng là người trực tiếp nắm giữ linh hồn này. Nhưng không thể bỏ qua Bếp phó, người chuẩn bị, quản lí tất cả để đủ nguyên liệu, điều kiện nấu một bữa ngon.
Bảng Mô Tả Chi Tiết Công Việc Của Bếp Phó
Nhiệm Vụ Chính | Công Việc Cụ Thể |
Phối hợp điều hành hoạt động bộ phận bếp |
|
Chế biến món ăn |
|
Phối hợp lên menu cho nhà hàng |
|
Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự |
|
Quản lý trang thiết bị bộ phận bếp |
|
Các công việc khác |
|
Thay Lời Kết
Dù là Bếp trưởng hay Bếp phó, hay là một nhân viên, nhiệm vụ của mỗi người đều vô cùng quan trọng. Nấu ăn là cả nghệ thuật, và tất cả đều là nghệ sĩ. Hi vọng với bài viết trên, May Mặc Nadi đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về nhân vật Bếp phó cho bạn. Có thể bảng mô tả công việc trên đây chẳng đù đầy… Bởi mỗi Bếp phó đều có hàng loạt các vấn đề phát sinh thêm mỗi ngày đấy!