Những rắc rối về mặt pháp lý chính là kết quả của việc thiếu nghiên cứu trước khi kinh doanh nhà hàng. Giấy phép kinh doanh nhà hàng chính là một trong những giấy tờ quan trọng nhất bạn cần lưu ý tới. Vậy các bạn có biết kinh doanh nhà hàng cần những giấy phép gì không? Đã bao giờ bạn tự hỏi xin giấy phép kinh doanh nhà hàng như thế nào. Thậm chí bạn đã bao giờ nghe về giấy phép kinh doanh rượu cho nhà hàng? Trong bài viết hôm nay May Mặc Nadi sẽ phân tích và tìm hiểu kỹ những loại giấy tờ cần thiết khi kinh doanh nhà hàng. Những ai đang dự định mở nhà hàng thì đừng bỏ lỡ thông tin bổ ích này nhé!

Giấy phép kinh doanh nhà hàng gồm những loại nào?

giấy phép kinh doanh nhà hàng

 

Tại Việt Nam phổ biến nhất là hai hình thức kinh doanh nhà hàng. Một là chủ nhà hàng là người Việt Nam, sống và định cư tại Việt Nam, hai là chủ đầu tư người nước ngoài.

Chủ nhà hàng có thể lựa chọn theo một trong các mô hình hoạt động sau:

  • Nhà hàng nhỏ không đăng ký kinh doanh
  • Hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh cá thể.
  • Hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp tư nhân.
  • Hoạt động theo mô hình công ty.

Nhà đầu tư nước ngoài trước khi kinh doanh nhà hàng cần đăng ký thành lập công ty. Thủ tục đăng ký thành lập công ty theo 02 hình thức:

  • Công ty 100% vốn nước ngoài.
  • Công ty liên doanh.

Việc đăng ký kinh doanh ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần đảm bảo đúng quy định chung mà pháp luật đề ra. Với việc xin giấy phép kinh doanh nhà hàng cũng không phải ngoại lệ. Quy định chung về đăng ký kinh doanh bạn nhất định phải nắm chắc nếu không muốn bị phạt nặng.

Kinh doanh nhà hàng cần những giấy phép gì?

Để hợp thức hóa việc kinh doanh nhà hàng, cần thỏa mãn bốn loại giấy tờ sau:

  • Xin giấy phép kinh doanh có ngành nghề nhà hàng, quán ăn hoặc cung cấp thức ăn đồ uống.

  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng.

  • Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá.

Giấy phép kinh doanh rượu cho nhà hàng có cần thiết?

 

Trong thời gian qua nhà nước đang đẩy mạnh vấn đề quản lý, siết chặt hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Để hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu trong nhà hàng được thuận lợi. Tránh những rủi ro bị xử phạt hành chính khi không có giấy phép bán lẻ rượu doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu cho nhà hàng.

giấy phép kinh doanh rượu cho nhà hàng

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (doanh nghiệp làm theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay còn gọi là giấy phép kinh doanh (có ngành nghề dịch vụ ăn uống và bán lẻ đồ uống có cồn)
  • Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyn sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
  • Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
  • Bản cam kết do thương nhân tự lập. Trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ nộp tại Phòng Kinh tế và Hạ tầng của tỉnh, thành phố nơi nhà hàng có địa điểm trụ sở chính. Sau 10 – 15 ngày làm việc, Phòng Kinh tế và Hạ tầng sẽ cấp giấy phép kinh doanh rượu cho nhà hàng của bạn. Giấy phép kinh doanh rượu trong nhà hàng có hiệu lực 05 năm.

Quy trình xin giấy phép kinh doanh nhà hàng gồm các bước nào?

Xin giáy phép kinh doanh nhà hàng

Tùy thuộc vào thứ tự hành chính nơi bạn đăng ký kính doanh nhà hàng. Có thể chia làm hai trụ sở chính có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh cho bạn là:

  •  Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Quy trình xin giấy phép kinh doanh nhà hàng đối với nhà đầu tư trong nước

Đối với đối tượng đầu tư trong nước, có quốc tịch Việt Nam thì điều kiện xin giấy phép kinh doanh nhà hàng đó là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định

Việc đầu tiên cần làm là thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý kinh doanh:

  • Có thể lựa chọn một trong 3 mô hình kinh doanh sau: Mô hình công ty, Doanh nghiệp tư nhân hoặc Hộ kinh doanh cá thể.
  • Phải ghi nhận ngành nghề đó là kinh doanh quán ăn vào giấy chứng nhận hoạt động của cơ sở mình để đủ điều kiện triển khai hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
  • Xin các giấy tờ để đủ điều kiện kinh doanh

Ngoài ra, sau khi mở cửa hàng, công ty, địa điểm ăn uống, tổ chức kinh doanh cần chuẩn bị:

  • Thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nếu kinh doanh rượu thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ rượu.
  • Nếu kinh doanh thuốc lá phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh bán lẻ thuốc lá theo quy định

Quy trình xin giấy phép kinh doanh nhà hàng đối với nhà đầu tư nước ngoài

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, để xin giấy phép kinh doanh nhà hàng cần thực hiện những thủ tục sau:

  • Thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp
  • Lựa chọn hình thức đầu tư: công ty 100% vốn nước ngoài hay công ty liên doanh.
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh đăng ký: Đăng ký kinh doanh dịch vụ nhà hàng thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải biết đây là lĩnh vực đầu tư mà theo WTO nhà đầu tư phải tiến hành đồng thời với hoạt động xây dựng và cải tạo khách sạn.
  • Xin các giấy tờ để đủ điều kiện kinh doanh

Lời kết

Ngành kinh doanh nhà hàng nở rộ và mang lại nhiều lợi nhuận. Nhưng để việc kinh doanh thuận lợi và tránh bị xử phạt hành chính bạn cần bổ sung những giấy phép kinh doanh cần thiết. Hy vọng bài viết hôm nay của May Mặc Nadi đã giúp bạn khái quát về giấy phép kinh doanh nhà hàng gồm những loại nào, giấy phép kính doanh rượu cho nhà hàng cũng như quy trình xin giấy phép kinh doanh. Hãy theo dõi Nadi để luôn cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé!