Bếp phó hay Bếp trưởng đều là những danh xưng quen thuộc với những fan của các chef shows (chương trình ẩm thực). Hoặc bất kì ai từng xem qua bộ phim hoạt hình nổi tiếng Ratatoullie; chắc chắn sẽ không hề xa lạ với cách xưng hô này! Và để chi tiết hơn, chúng tôi sẽ cung cấp bảng mô tả công việc của Bếp phó. Mong rằng điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể nhất đối với công việc này.

Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, Bếp là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Nếu như nói rằng khu vực tiền sảnh là gương mặt đại diện; thì Bếp được ví von là linh hồn của nhà hàng, khách sạn. Ở mỗi bộ phận bếp có nhiều vị trí khác nhau. Và luôn cần người đứng đầu – Bếp trưởng và Bếp phó.

Bếp chính là chìa khóa thành công của nhà hàng – khách sạn. Không điều gì có thể lưu giữ đậm sâu trong tâm trí khách hàng bằng một món ăn ngon.

Bếp Trưởng Là Ai?

Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm cho hầu hết các công việc trong bếp. Từ nhân sự; nguyên liệu; công thức chế biến; quy trình sơ chế; bảo quản thực phẩm;… Tất cả mọi hoạt động diễn ra trong bếp đều thuộc quyền quản lí của Bếp trưởng.

Đây cũng là nhân vật thường thấy trong các bộ phim, kể cả phim hoạt hình cho thiếu nhi. Có thể nói, Bếp trưởng phải cực kì đa năng khi vừa quán xuyến nhà bếp; vừa phụ trách độ ngon của từng món ăn.

Bếp trưởng là người phụ trách chính cho toàn bộ khu vực bếp, đặc biệt là chất lượng từng món ăn.

Vì khối lượng công việc cực kì lớn, Bếp trưởng luôn cần một “cánh tay phải” đắc lực để hỗ trợ. Không chỉ vậy, nhân vật này phải đủ năng lực thay thế, quản lí mọi vấn đề của nhà bếp khi bếp trưởng vắng mặt. Nhân vật đặc biệt này chính là Bếp phó.

Bếp Phó Là Ai?

Bếp phó – Người chịu sự quản lý trực tiếp và có tiếng nói, quyền hạn chỉ sau Bếp trưởng. Nếu Bếp trưởng có vai trò quan sát và bao quát toàn bộ khu vực làm việc; thì Bếp phó sẽ chịu trách nhiệm cho từng mảng công việc cụ thể. Trong đó, Bếp phó sẽ trực tiếp sắp xếp, quản lý công việc và nhân sự trong bếp. Khi Bếp trưởng vắng mặt, Bếp phó sẽ có quyền hạn cao nhất, có nhiệm vụ giám sát, quản lý hoạt động nhà bếp.

Bếp phó sẽ thay Bếp trưởng quản lí nguyên liệu, nhân sự, các điều kiện tương ứng trong bếp. Đảm bảo một môi trường đầy đủ, thuận lợi nhất để nấu một món ăn tuyệt hảo.

Trong những khu vực bếp quy mô lớn, luôn phải có nhiều hơn một Bếp phó. Mỗi người sẽ quản lí, chịu trách nhiệm một khu vực riêng.

Trong những khu bếp lớn, sẽ luôn có nhiều hơn một bếp phó. Mỗi bếp phó đều có nhiệm vụ riêng như quản lí đồ ngọt/món tráng miệng; phụ trách nước sốt;…

Nhiệm Vụ Và Vai Trò Của Phó Bếp

Bếp trưởng phụ trách các món ăn, Bếp phó chuẩn bị mọi thứ để có thể nấu món ăn đó. – Đây là cách nói ngắn gọn nhất về công việc của một Bếp phó. Để mô tả công việc cụ thể, cần nhiều hơn gấp vài lần độ dài của câu nói trên đấy, bạn tin không?

Nếu là fan của bộ phim Howl’s Moving Castle, chắc chắn bạn sẽ không thể quên được sự kì diệu của một căn bếp. Đó là linh hồn của cả tòa lâu đài. Khi ngọn lửa trong căn bếp tắt đi, cũng là lúc sự sống của toàn bộ tòa nhà tàn lụi.

Ngọn lửa hồng trong căn bếp điều khiển mọi sự sống của tòa lâu đài rộng lớn. Khi ngọn lửa bị tác động, cả tòa nhà đều bị ảnh hưởng theo.

Trong hiện thực, căn bếp nhỏ cũng chính là linh hồn của mỗi gia đình.

Sắc màu ấm áp của các món ăn, sự quây quần của gia đình chính là các yếu tố làm nên sức mạnh của bếp nhà. Lúc này, bếp phó có thể là bất kì ai: ba vụng về, con lí lắc,…
Bữa cơm ngon lành từ tay mẹ, cùng bếp phó nghiệp dư là con, chỉ với món ăn đơn giản cũng hun đúc ngọn lửa yêu thương rất nhiều.

Đặc biệt, bếp vô cùng quan trọng đối với các nhà hàng – khách sạn. Không điều gì níu chân người khách tuyệt vời bằng những món ăn. Nó vượt qua sự “no” cơ bản, đưa thực khách thưởng thức những tầng hương vị khác nhau của cuộc sống; của kí ức nhiệm màu… Đó cũng là ước mong cơ bản của mỗi người: Được ăn một bữa thật ngon.

Không chỉ đạt đến mỹ vị, một món ăn ngon còn đánh thức rất nhiều điều nơi thực khách: tâm trạng, giác quan, kí ức… Để đạt được sự hoàn hảo này, phải luôn ghi nhớ công lao của toàn bộ nhân viên trong bếp.

Bếp trưởng là người trực tiếp nắm giữ linh hồn này. Nhưng không thể bỏ qua Bếp phó, người chuẩn bị, quản lí tất cả để đủ nguyên liệu, điều kiện nấu một bữa ngon.

Bếp phó luôn chu đáo chuẩn bị tất cả cho Bếp trưởng.

Bảng Mô Tả Chi Tiết Công Việc Của Bếp Phó

Nhiệm Vụ Chính Công Việc Cụ Thể
Phối hợp điều hành hoạt động bộ phận bếp
  • Lên kế hoạch, sắp xếp lịch làm việc cho bộ phận dựa vào tình hình kinh doanh, số lượng tiệc.
  • Phân công, điều phối công việc cho các trưởng ca và các nhân viên bếp
  • Giám sát mọi hoạt động của bộ phận bếp, đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn của nhà hàng – khách sạn.
  • Phối hợp chặt chẽ với các giám sát bếp, quản lý nhà hàng để đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Chế biến món ăn
  • Phụ trách chế biến các món ăn được giao phụ trách, đúng tiêu chuẩn, chất lượng.
  • Tiếp nhận các yêu cầu gọi món đặc biệt của thực khách và triển khai thực hiện việc chế biến trong thời gian nhanh nhất.
Phối hợp lên menu cho nhà hàng
  • Phối hợp với bếp trưởng và các vị trí liên quan lên menu mới, menu chương trình khuyến mãi cho nhà hàng, hấp dẫn thực khách.
  • Hỗ trợ bếp trưởng thiết lập định lượng, công thức của món ăn, hình ảnh, giá bán món ăn sử dụng trên menu.
Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự
  • Hỗ trợ bếp trưởng lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự phục vụ cho hoạt động của bộ phận bếp.
  • Tham gia tuyển chọn nhân sự phù hợp với vị trí công việc.
  • Trực tiếp đào tạo, phân công đào tạo nhân viên mới.
  • Phối hợp lên kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bộ phận bếp.
Quản lý trang thiết bị bộ phận bếp
  • Phối hợp với bộ phận kỹ thuật thực hiện việc sửa chữa các trang thiết bị khi có sự cố và bảo trì, bảo dưỡng khi đến định kỳ.
  • Đề xuất việc trang bị mới những thiết bị, dụng cụ cần cho công việc của bộ phận.
Các công việc khác
  • Thường xuyên kiểm tra kho bảo quản nguyên liệu, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho việc chế biến món ăn
  • Phối hợp xử lý những sự cố liên quan đến món ăn của nhà hàng, khách sạn.
  • Giới thiệu, giải thích món ăn cho thực khách khi được yêu cầu.
  • Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
  • Tham gia các cuộc họp của bộ phận, của khách sạn – nhà hàng.
  • Làm các báo cáo công việc được phân công.
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.

Thay Lời Kết

Dù là Bếp trưởng hay Bếp phó, hay là một nhân viên, nhiệm vụ của mỗi người đều vô cùng quan trọng. Nấu ăn là cả nghệ thuật, và tất cả đều là nghệ sĩ. Hi vọng với bài viết trên, May Mặc Nadi đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về nhân vật Bếp phó cho bạn. Có thể bảng mô tả công việc trên đây chẳng đù đầy… Bởi mỗi Bếp phó đều có hàng loạt các vấn đề phát sinh thêm mỗi ngày đấy!