Mỗi loại thực phẩm đều mang một hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Chính vì vậy, việc xem xét nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm là điều cần thiết để đảm bảo một sức khỏe toàn diện.

Để làm được điều này cần biết cách phối hợp các nhóm thực phẩm với tỷ lệ hợp lý cũng như phối hợp đa dạng các thực phẩm khác nhau vào trong mỗi nhóm để có một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ và hợp lý nhằm đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất. Hãy cùng May Mặc Nadi khám phá nguyên tắc kết hợp thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn nhé!

Nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm
Nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện cơ thể.

Vai Trò Của Nguyên Tắc Kết Hợp Và Thay Thế Thực Phẩm Trong Bữa Ăn?

Việc cải thiện thành phần dinh dưỡng khi áp dụng nguyên tắc kết hợp và thay thế thực phẩm

Thành phần dinh dưỡng là các chất bổ dưỡng trong thức ăn để cung cấp và nuôi dưỡng cho cơ thể phát triển và khỏe mạnh.

Do vậy, việc ăn uống là một trong những nhu cầu sinh lý cần thiết và thực phẩm được cấu tạo bởi các chất bổ dưỡng bao gồm những thành phần hóa học cần thiết có vai trò cung cấp năng lượng và nuôi sống cơ thể.

Mỗi loại thực phẩm được cấu tạo và bao chứa bởi những chất bổ dưỡng, vitamin khác nhau nhằm hỗ trợ, bổ sung cho cơ thể những chất còn thiếu có thể gây ra các tổn thương và nguy hại đến các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như việc thiếu hụt, giảm vitamin A sẽ gây ra các triệu chứng như khô môi, mỏi mắt, khô da, khi cơ thể thiếu protein sẽ trở nên suy giảm miễn dịch, gầy yếu và có thể rụng tóc, giảm hoạt động của xương, khớp…

Chính vì vậy, nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày có tác dụng cải thiện dinh dưỡng cũng như cung cấp các thành phần dinh dưỡng để cân bằng và giúp cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất!

Áp dụng nguyên tắc phối hợp thực phẩm trong quá trình rèn luyện và nâng cao sức khỏe

Đây là quá trình phối hợp nhịp nhàng và có khoa học của các loại thực phẩm khi được áp dụng  nguyên tác phối hợp và thay thế thực phẩm để giúp cho các bữa ăn trở nên đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho việc phục hồi sức khỏe sau khi bị thương, bệnh tật. Đó là lí do tại sao bạn nên chú trong đến nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm để khi cơ thể gặp các vấn đề về sức khỏe có thể kịp thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển ổn đinh.

Phòng chống bệnh tật với nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm

Ngày nay, bên cạnh các bệnh thiếu dinh dưỡng như suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, tình trạng bệnh mãn tính không lây nhiễm ngày càng tăng và có liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư…

Chính vì vậy, việc tuân theo nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm hợp lý, đúng cách trong bữa ăn để phòng chống những nguy cơ này luôn được quan tâm và chú ý.

Chẳng hạn như để phòng tăng huyết áp thì bạn cần hạn chế ăn mặn nên trong bữa ăn hàng ngày không ăn nhiều món xào, kho… mà kết hợp với các món luộc, hấp…

Nguyên Tắc Phối Hợp Và Thay Thế Thực Phẩm Thực Hiện Như Thế Nào?

Ăn đa dạng và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm sau: Chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Cơ thể con người cần được cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau hàng ngày để xây dựng và đổi mới cơ thể, để đảm bảo quá trình vận động của các cơ quản tổ chức trong cơ thể với mục đích có thể duy trì sư sống một cách ổn định, phát triển cơ thể một cách toàn diện và việc lao động con người trở nên trơn tru tích cực.

Các chất dinh dưỡng này đều do bốn nhóm thực phẩm chính cung cấp đó là: Nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.

Phối hợp các loại ngũ cốc khác nhau: Nhóm chất bột đường gồm ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Trong nhóm ngũ cốc thì gạo là loại phổ biến được sử dụng nhiều nhất.

Việc lựa chọn các loại tinh bột đặc biệt là gạo chúng ta nên chọn loại không xay xát quá kỹ đối với bữa ăn hàng ngày, các chuyên gia thường khuyến khích sử dụng gạo lứt trong bữa ăn để giữ nguyên các thành phần dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau như khoai lang, khoai tây, ngô… để làm đa dạng bữa ăn của mình.

Phối hợp với các loại thức ăn nguồn đạm từ động vật và thực vật: Nên ăn cá, tôm, cua và đậu, đỗ. Nhóm chất đạm gồm thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc cung cấp các acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thực phẩm.

Trong khẩu phần ăn nên có tỷ lệ thích hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật tùy theo độ tuổi như đối với trẻ dưới 1 tuổi là tỷ lệ đạm động vật/đạm tổng số là 70%, trẻ 1-5 tuổi là 60% và trẻ 6-9 tuổi là 50%, trẻ 12-19 tuổi là 35% và tối thiểu là 30% ở người trưởng thành.

Nên ăn phối hợp các loại dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, đảm bảo các thành phần chất béo trong khẩu phần ăn một cách đầy đủ, không quá nhiều cũng không quá ít.

Chất béo vẫn là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng khi nạp một lượng chất béo quá tải từ dầu mỡ thì sẽ gây tích trữ mỡ trong cơ thể, gây ra mất căn bằng dinh dưỡng dẫn đến các bệnh béo phì…

Sự kết hợp hài hòa theo nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm giúp cơ thể phát triển tốt hơn
Nguyên tắc phối hợp thực phẩm giúp cho cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Một Số Nguyên Tắc Phối Hợp Và Thay Thế Thức Ăn Không Tốt Cho Cơ Thể

Gạo và thực phẩm nghèo chất sắt: Trong thành phần của gạo có nhiều phytat là chất ức chế hấp thu sắt, nên nếu khẩu phần ăn nghèo chất sắt, nguồn đạm động vật, thực vật thì sẽ làm cho khẩu phần ăn vốn nghèo sắt lại bị hạn chế hấp thu sắt làm tăng nguy cơ thiếu sắt.

Hải sản kết hợp với bia rượu: Hải sản giàu protein, chuyển hóa thành acid uric theo nước tiểu ra ngoài, cồn (rượu) có thể gây tích tụ acid lactic cạnh tranh với việc bài tiết acid puric. Uống rượu làm tăng acid uric trong máu, dễ dẫn đến bệnh gút. Bạn nên nắm rõ về nguyên tắc phối hợp và  thay thế thực phẩm để không măc sai lầm nghiêm trọng này nhé!

Sử dụng rau bò xôi và đậu phụ: Trong đậu phụ có chứa clorur magnesium và sulfat calcium còn đối với rau bó xôi lại chứa acid oxalic. Khi hai thành phần thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo ra oxalic calcium đây là một trong tác nhân gây ra sỏi thận và không hấp thụ được calcium. Chính vì vậy đây không phải là nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm tốt cho cơ thể đâu bạn nhé!

Tôm, cua và vitamin C: Ăn tôm, cua có chứa hợp chất arsenicum hóa trị 5, nếu như ăn chung với rau quả có chứa vitamin C, sẽ làm arsenicum hóa trị 5 chuyển thành hóa trị 3, rất là độc hại.

Các bạn đã hiểu rõ hơn về các nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phẩm chưa? Hãy sử dụng thực phẩm một cách khéo léo để đảm bảo sức khỏe tốt hơn mỗi ngày bạn nhé. 

Tuân thủ và thực hiện các nguyên tắc phối hợp và thay thế thực phấm sẽ giúp cơ thể bạn phát triển một cách toàn diện và tràn đầy năng lượng hơn mỗi ngày

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?