Nếu bạn đang là chủ của nhà hàng đang cần giao nhiệm vụ cho đầu bếp hay bạn đang là đầu bếp muốn tìm hiểu về công việc thì bài viết này dành cho các bạn!
Giới thiệu về đầu bếp – những người nghệ sĩ ẩm thực
Đầu bếp được xem là linh hồn của những bữa ăn, món ngon kích thích vị giác sẽ giúp mọi người ăn ngon miệng hơn, có sức khỏe tốt hơn. Và đối với các chủ nhà hàng, thì đầu bếp chính là chìa khóa để có thể thu hút khách.
Họ khoác trên mình những bộ đồng phục bếp, thể hiện sự khéo léo và tỉ mỉ, luôn đặt tình yêu của mình cho từng công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu, chế biến nguyên liệu và trang trí món ăn. Cuộc sống của chúng ta thường ngày không thể thiếu đầu bếp!
Nhiệm vụ của đầu bếp tại các nhà hàng
Đầu bếp có vai trò quan trọng như thế, vậy tại các nhà hàng thì chức năng nhiệm vụ của bộ phận bếp cụ thể ra sao, hãy cùng NADI theo dõi bảng sau:
Nhiệm vụ chính | Cụ thể công việc |
Chuẩn bị, kiểm tra nguyên liệu và xử lý thực phẩm còn tồn đọng | + Trước khi bắt đầu làm việc, đầu bếp cần kiểm tra nguyên liệu và thực phẩm tồn ở ca trước để có hướng xử lý cho phù hợp, tránh lãng phí và để lên kế hoạch đặt nguyên liệu tiết kiệm và hiệu quả
+ Nhiệm vụ của đầu bếp sẽ phối hợp cùng với bếp trưởng, bếp phó để thực hiện kiểm tra thực phẩm nhập đảm bảo về số lượng và chất lượng. +Phân công cho các phụ bếp chuẩn bị vật dụng, thiết bị và nguyên liệu để chế biến món ăn. + Rà soát và thông báo đến đội phục vụ những món đặc biệt hoặc món ngưng phục vụ trong ngày. |
Chế biến món ăn | + Bước đầu tiên cần nhận order từ các bộ phận nhà hàng và phân chia công việc cho toàn bộ nhân viên bếp và phụ bếp (nếu có).
+ Đầu bếp tiến hành phân công công đoạn sơ chế và tẩm ướp nguyên liệu đảm bảo phù hợp với yêu cầu từng món của nhà hàng. + Nhiệm vụ của đầu bếp lúc này là bắt đầu trực tiếp chế biến các món ăn và phải đảm bảo đúng công thức, quy trình, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm và chấp hành đúng nội quy an toàn lao động bếp. + Đầu bếp trang trí món ăn hấp dẫn và cuốn hút theo phong cách của nhà hàng. + Lưu ý ứng biến kịp thời đối với các trường hợp chế biến và trang trí món ăn sai tiêu chuẩn quy định. |
Điều hành và quản lý công việc khu bếp đã được phân công
|
+ Điều hành, giám sát và phân chia công việc cho nhân viên khu vực bếp
+ Đào tạo nghiệp vụ và quy trình chế biến cho các nhân viên mới ở khu vực bếp mình quản lý. Đây là nhiệm vụ của đầu bếp cũng đồng thời giúp nâng cao tay nghề. + Phân công và giám sát nhân viên vệ sinh bếp đồng thời luôn có ý thức giữ gìn thiết bị đồ dùng bếp. + Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra các thiết bị và máy móc trong khu vực bếp, sắp xếp ngăn nắp đúng vị trí. + Chịu trách nhiệm giải quyết các sự cố phát sinh và phàn nàn của khách đối với lĩnh vực mà mình phụ trách. + Báo cáo công việc cho các bếp trưởng và bếp phó vấn đề trong ca làm việc của đầu bếp. |
Thực hiện các công việc của đầu bếp ở cuối ca | + Nhiệm vụ của đầu bếp ở giai đoạn này là phân công bảo quản nguyên vật liệu tồn theo đúng quy định.
+ Tổng hợp lại các order trong ngày và chuyển cho thu ngân + Phối hợp cùng với nhân viên khác để tổng vệ sinh bếp + Kiểm tra hết các hệ thống đèn,ga, quạt xem tắt chưa; tủ lạnh và tủ mát có hoạt động ở nhiệt độ chuẩn không… |
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đầu bếp, bạn cần có những gì?
Chức năng nhiệm vụ của bộ phận bếp tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề đơn giản, người đầu bếp muốn trở nên giỏi và chuyên nghiệp thì cần phải có những điều sau:
Phải nắm vững kiến thức chuyên môn về ẩm thực
Người đầu bếp giỏi không phải chỉ cần nghiệp vụ nấu nướng hay chế biến thức ăn mà còn phải biết các kiến thức về nguyên liệu để lựa chọn cho đúng, nắm bắt tâm lý khách hàng để lên thực đơn và còn phải biết tính toán chi phí để tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho nhà hàng quán ăn.
Vậy để làm được điều đó, thì các đầu bếp cần học hỏi thêm kiến thức từ sách báo, từ những người đi trước, từ các khóa học và cả từ ẩm thực của các nước.
Nhiệm vụ của đầu bếp cần sự sáng tạo
Sự sáng tạo của ngành ẩm thực sẽ như một cục nam châm có thể hút khách hàng đến thưởng thức. Có thể bởi công thức chế biến độc quyền, mùi vị khác lạ hoặc là cách trình bày bắt mắt, độc đáo. Tất cả đều nhờ sự nỗ lực và sáng tạo của người đầu bếp.
Kỹ năng tổ chức quản lý khu vực bếp
Bạn phải học cách tổ chức quản lý để có thể làm chủ khu vực bếp của mình. Biết phân chia công việc hợp lý, đảm bảo thời gian hoàn thành món ăn và năng suất hiệu quả. Khi bạn lên các vị trí cao hơn thì bạn sẽ càng cần kĩ năng này.
Kỹ năng lập kế hoạch phải có để hoàn thành nhiệm vụ của đầu bếp
Bất kì công việc gì cũng cần phải có kế hoạch cho nó. Ngay cả công việc đầu bếp cũng vậy. Bạn phải có các kế hoạch dự phòng, ví dụ như sự thay đổi thực đơn đột ngột hay nguyên liệu không cung cấp đủ, thì bạn phải biết cách xử lý. Vì thế, đây là kĩ năng bạn phải tập luyện để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.
Quản lý tài chính tốt
Như đã trình bày ở trên thì nhiệm vụ của đầu bếp còn cao hơn khi phải dự toán chi phí mua nguyên liệu hay dụng cụ. Việc mà bạn có thể quản lý tài chính tốt và giúp nhà hàng tiết kiệm được chi phí sẽ là điểm cộng cho bạn đối với các nhà quản lý. Cơ hội thăng tiến của bạn sẽ rộng mở hơn.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể
Bạn thường xuyên phải giao tiếp và phối hợp với đội ngũ nhân viên bếp của mình. Do đó, nếu có sự ăn ý trong từng công đoạn thì kết quả ra sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, vừa có những mối quan hệ tốt mà vẫn đảm bảo cho ra những món ăn ngon nhất!
Bài viết trên đã cung cấp đủ cho bạn các nhiệm vụ của đầu bếp và những điều mà bạn cần chuẩn bị trước khi vào ngành đầu bếp. Hơn nữa, bạn sẽ cảm thấy yêu nghề và tự hào khi được khoác trên mình những bộ đồng phục bếp đẹp, làm việc với tình yêu và đam mê!