Nhiệm vụ của bếp trưởng là gì hay mô tả công việc của bếp chính là điều chắc chắn không phải ai cũng hiểu rõ. Và bạn đang đam mê nấu ăn, đam mê hoà phối gia vị tạo nên những bản nhạc hay cho vị giác. Nhưng lại có quá nhiều lý do khiến bạn chậm bước trên đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Bạn cần hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ, những cơ hội thách thức nghề nghiệp ra sao. Hãy thử tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về công việc có mức lương cao ngất ngưỡng này nhé.

Bếp trưởng là gì?

Trong bộ phận nhà bếp của nhà hàng hay khách sạn, người có vị trí và quyền hạn cao nhất chính là bếp trưởng. Kiểm định nguyên liệu, đánh giá an toàn chất lượng thực phẩm. Là một trong những công việc quan trọng trong nhiều quy trình làm việc của bếp trưởng. Công việc tiến hành kiểm duyệt chặt chẽ. Cũng nằm trong kế hoạch chính của nhân vật có vị trí cao điều hành cả một nhà hàng.

Bếp trưởng được ví như nhạc trưởng của đoàn biểu diễn nghệ thuật
Bếp trưởng được ví như nhạc trưởng của đoàn biểu diễn nghệ thuật

Nhiệm vụ của bếp trưởng

Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn và cách thức vận hành gian bếp

  • Toàn bộ gian bếp phải được bếp trưởng đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Khi cần thiết bếp trưởng có khả năng giao nhiệm vụ cho nhân viên dọn dẹp vệ sinh.
  • Việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải được bếp trưởng giám sát kĩ càng trong khu vực làm việc.
  • Khi phục vụ khách hàng, các món ăn cần phải đáp ứng đủ chất lượng vệ sinh thực phẩm cũng như đủ số lượng cần thiết.
  • Giao phó trách nhiệm các công việc như vệ sinh khu vực làm việc, thiết bị, dụng cụ nấu ăn cho các nhân viên.
  • Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình bảo quản các trang thiết bị, máy móc trong nhà bếp đối với nhân viên.

Nắm quyền lên thực đơn, quy cách, khẩu vị chính cho món ăn – một trong những nhiệm vụ của bếp trưởng

Bếp trưởng tiếng anh được gọi là Head Chef hay còn gọi là Executive Chef
Bếp trưởng tiếng anh được gọi là Head Chef hay còn gọi là Executive Chef
  • Bếp trưởng phải dựa vào khả năng và xác định được mục tiêu hướng tới của nhà hàng. Như nhà hàng theo phong cách Âu hay Á, set menu hay a la carte
  • Lập kế hoạch chi tiết nhằm đưa ra thực đơn chuẩn xác.
  • Phân công, giao việc cho các nhân viên như Bếp Phó, Bếp chính, hoặc Tổ trưởng ca.
  • Phải là người trực tiếp đưa ra công thức hợp khẩu vị. Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng món ăn trước khi đến tay khách hàng.
  • Học hỏi, tìm tòi hay sáng tạo các món ăn đặc trưng cho nhà hàng, tạo ra thực đơn chuẩn vị cho từng bữa ăn.
  • Hệ thống menu hiện tại cần phải có sự tham gia quản lý của bếp trưởng.

Quản lý hàng hoá trong khu vực làm việc

  • Lựa chọn nguồn cung cấp sản phẩm đảm bảo vệ sinh thực phẩm và an toàn chất lượng.
  • Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá nhập vào hay xuất ra.
  • Đánh giá các nguyên vật liệu, chất lượng thực phẩm trước khi bắt tay chế biến.
  • Kiểm kê thực phẩm tồn kho để đưa ra hướng giải quyết phù hợp tránh lãng phí.
  • Khi thực phẩm không đảm bảo chất lượng phải huỷ ngay để hạn chế ngộ độc thực phẩm trong chế biến.

Điều hành các công việc trong bếp

  • Bếp trưởng sẽ chịu trách nhiệm nấu các món ăn trong những trường hợp như khách hàng đặc biệt, giờ cao điểm,…
  • Theo từng vị trí mà bếp trưởng phân công nhiệm vụ công việc trong bếp. tra nhân viên từ tác phong đến nghiệp vụ chuyên môn theo từng thời kì. Nhằm nâng cao tay nghề, chất lượng cho nhà hàng.
  • Đưa ra các quy tắc, hướng dẫn và phổ biến nghiệp cho nhân viên theo quy định chung.
  • Truyền tải thông tin mới nhất từ cấp trên cho các nhân viên cấp dưới.
  • Đào tạo kỹ năng cho nhân viên.

Chi tiêu và đặt hàng thực phẩm có kế hoạch – nhiệm vụ của bếp trưởng chuyên nghiệp

Bếp trưởng có trách nhiệm học hỏi tạo ra món mới đặc trưng thu hút khách hàng
Bếp trưởng có trách nhiệm học hỏi tạo ra món mới đặc trưng thu hút khách hàng
  • Có trách nhiệm lên kế hoạch dự định sẵn những nguyên liệu phục vụ cho cả quá trình chế biến.
  • Lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng theo đúng định mức đã đề ra.
  • Kiểm tra, đánh giá độ tươi ngon, độ chuẩn xác của nguồn hàng.
  • Ngoài ra, nhiệm vụ của bếp trưởng còn phải kiểm đếm số lượng có chính xác như trong giấy tờ bàn giao hay hợp đồng.

Gordon – Vị đầu bếp tài hoa

Dưới đây là một clip ghi lại quá trình nấu ăn của một đầu bếp nổi tiếng Thế Giới mang tên Cordon Ramsay. Được biết đến trong cuộc thi Master Chef Mỹ. Hãy xem để thấy được tài năng của Gordon ngay nhé.

 

 

Mô tả công việc bếp chính

  • Trong bộ phận nhà hàng bếp chính có vai trò cũng đặc biệt quan trọng. Nhưng vẫn phải làm việc dưới sự điều hành của bếp trưởng nhà hàng.
  • Món ăn chủ đạo của nhà hàng thường do bếp chính trực tiếp thực hiện.
  • Người trực tiếp hỗ trợ bếp trưởng quản lý, giám sát bộ phận bếp.
  • Triển khai kế hoạch đến các nhân viên bếp cấp thấp hơn.
  • Phối hợp với bếp trưởng thực hiện các công việc đầu ca như kiểm tra chất lượng số lượng nguyên vật liệu đã nhập.
  • Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng lãng phí, nhầm hàng. Đồng thời, lập danh sách chuẩn bị nguyên vật liệu cho ca sau.
  • Trực tiếp xem xét thực đơn trong ngày.
  • Cập nhật thông tin và truyền tải đến toàn bộ phận khi có sự thay đổi thực đơn.
  • Bếp chính thực hiện trách nhiệm phân công công việc cho nhân viên bếp và trực tiếp chế biến món ăn.
  • Trong trường hợp bếp trưởng vắng mặt, bếp chính được quyền xử lý công việc trong bếp. Báo cáo cho bếp chính vào cuối ca.
  • Định kỳ phối hợp với các bộ phận liên quan bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trong nhà bếp theo quy định của nhà hàng.
  • Bếp trưởng còn có rất nhiều nhiệm vụ khác như vệ sinh dụng cụ, khu vực chế biến.
  • Phối hợp với các nhân viên cấp dưới tổng kết vệ sinh trước khi đóng ca.
  • Kiểm tra các hệ thống hỗ trợ trong chế biến món ăn như ga, đèn, quạt theo tiêu chuẩn làm việc trước khi ra về.
  • Báo cáo toàn bộ công việc cho bếp trưởng sau khi kết thúc ca.
  • Bàn giao công việc cho ca sau và đóng ca.

Đây là một số mô tả công việc của bếp chính mà chúng tôi đã tìm hiểu. Từ đó, người đọc có thể hình dung và phân biệt công việc giữa bếp trưởng và bếp chính trong một nhà hàng chuyên nghiệp.

Lời Kết

Bếp trưởng và bếp chính là những người đứng đầu trong nhà hàng. Phải rất sáng tạo trong cách thức chế biến món ăn, tay nghề đẳng cấp chuyên nghiệp. Khả năng chịu được áp lực lớn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Với bài viết trên đây, bạn đọc cũng có thể hình dung tính chất nghề nghiệp của bếp trưởng là gì? Mô tả công việc của bếp chính qua các nghiệp vụ kĩ năng nghề cần thiết. Cũng như các công việc cần thực hiện trước, trong và sau ca làm việc. Chúc các bạn thành công!