Bất kỳ một món ăn ngon nào cũng không thể thiếu được vai trò của gia vị. Đặc biệt là đối với các món ăn Việt Nam. Mỗi món ăn cần mỗi loại gia vị khác nhau. Dù chỉ là các gia vị cơ bản như muối, đường, bột ngọt. Nhưng nếu không biết cách nêm nếm. Món ăn cũng không thể ngon được. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ về kinh nghiệm nêm gia vị. Mà nhờ vào nó, bạn có thể biến căn bếp nhỏ nhà mình thành nhà hàng. Đảm bảo gia đình bạn sẽ trầm trồ cho xem. 

kinh nghiệm nêm gia vị
Bất kỳ món ăn nào thì gia vị đều là phần “linh hồn”. Nêm nếm khi nấu ăn không hề khó, miễn là bạn biết những nguyên tắc cơ bản khi nấu ăn. 

Dựa trên kinh nghiệm nêm gia vị, nguyên tắc chuẩn của nấu ăn là bạn nên nêm gia vị bắt đầu từ gia vị lâu thấm nhất. Còn ướp gia vị theo trình tự mặn – ngọt – thơm – cay.

Ví dụ như khi nấu ăn cần nêm muối và đường. Bạn nêm đường trước muối sau. Sau đó mới đến các loại gia vị khác. 

Các loại gia vị khi tẩm ướp thực phẩm:

Mặn: muối, nước mắm, hạt nêm,…

Ngọt: đường, mật ong, bột ngọt,…

Thơm: các loại gia vị có mùi thơm như tỏi, hành, sả,…

Cay: ớt, hạt tiêu,…

Đối với dầu ăn, trứng, các loại bột, bạn nên cho vào sau khi đã cho hết các loại gia vị kể trên.   

kinh nghiệm nêm gia vị
Nguyên tắc khi nêm nếm luôn là cho gia vị lâu thấm vào trước. Còn khi ướp các loại thực phẩm thì theo thứ tự mặn – ngọt – thơm – cay 

Kinh nghiệm nêm gia vị

Nguyên tắc trên tựa như là công thức chung để các bạn có thể nắm rõ các bước nêm gia vị. Còn sau đây là kinh nghiệm nêm gia vị mà không phải ai cũng biết. 

Muối 

Phải nói muối là gia vị cơ bản của mỗi món ăn. Tùy vào đó là món gì, bạn cho muối vào ướp trước hoặc trong khi nấu. Đối với các loại thịt, bạn nên ướp sơ thịt với muối trước khi cho vào nấu. Mục đích chính là để không bị giảm độ ngọt của thịt. Các món từ thịt đã được nêm gia vị từ trước cũng sẽ có hương vị đậm đà hơn.

Còn đối với các món canh, bạn để cho vị ngọt từ thịt cá tiết ra rồi hãy cho muối vào.

Thêm muối vào khi nước sôi trong các món luộc sẽ giúp thực phẩm giữ màu tươi ngon, giữ được màu xanh nuột đầy hấp dẫn mà không bị nâu đấy.

muối ăn
Muối là gia vị cơ bản của mỗi món ăn. Tùy thuộc vào bạn đang nấu món gì, bạn cho muối trước hoặc trong quá trình nấu ăn. 

Kinh nghiệm nêm gia vị bằng đường

Theo kinh nghiệm nêm gia vị, các món kho cần phải nêm đường thì bạn ướp đường vào thực phẩm trước. Lúc này thức ăn đã được ngấm gia vị từ trước sẽ thơm ngon hơn. Đường rất dễ bị cháy khét. Nên khi nấu ăn với các món có đường. Bạn đun nhỏ lửa để món ăn không bị khô. Bạn cũng nên thắng đường với nước sôi trước khi kho để tránh tình trạng quá lửa khi nấu. 

Nước mắm

Khi nấu các món canh, soup hay cháo, một chút nước mắm nêm vào trước khi tắt bếp sẽ khiến món ăn của bạn ngọt và đậm đà hơn. Tuy nhiên, nước mắm là loại gia vị dễ bị biến đổi trong quá trình nấu. Bạn lưu ý đừng nấu các món ăn có nêm nước mắm lâu quá. Điều này khiến thức ăn bị mất dinh dưỡng, thức ăn bị chua sẽ mất ngon. 
Nước mắm làm dậy mùi hương của món ăn siêu hiệu quả, nhưng bạn đừng vì thế mà cho nước mắm vào các món cần phải ướp lâu như đồ nướng nha.

Kinh nghiệm nêm gia vị với bột ngọt

Hầu như gia đình nào khi nấu ăn cũng cho bột ngọt. Nhưng bạn biết không? Tương tự như nước mắm, bột ngọt khi nấu quá lâu sẽ gây độc hại cho người sử dụng vì lúc này bột ngọt gặp nhiệt độ cao nên bị biến đổi. Lâu dần, việc ăn nhiều bột ngọt trong thời gian dài như vậy dễ khiến bạn và gia đình mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, …
Do đó tốt nhất là khi nấu ăn gần xong bạn mới cho bột ngọt vào. Sau đó nấu với lửa nhỏ. 
Các món gỏi khi trộn chung với bột ngọt phải khuấy đều cho bột ngọt tan hết rồi mới bắt đầu trộn. Bạn cũng không nên nêm bột ngọt vào các món phải ướp nhiều gia vị. Việc này không tốt cho sức khỏe một chút nào. 
 
bột ngọt
Khi trộn bột ngọt với các món gỏi, bạn nên lưu ý khuấy bột ngọt cho tan hết rồi mới cho vào trộn. Ăn quá nhiều bột ngọt gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, … 

Hạt tiêu

Khi dùng hạt tiêu xay, bạn chỉ nên cho vào khi món ăn đã nấu chín. Kinh nghiệm nêm gia vị là hạt tiêu xay nếu nấu lâu quá sẽ sản sinh ra nhiều chất độc, gây hại cho cơ thể. Hơn nữa hạt tiêu vốn có mùi thơm, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến tiêu mất đi mùi vị vốn có. Cách tốt nhất để nêm hạt tiêu làm cho món ăn dậy mùi là sau khi nấu xong, bạn rắc một ít hạt tiêu xay lên bề mặt, món ăn sẽ thơm và ngon hơn. 

Còn đối với hạt tiêu tươi thì ngược lại, bạn nên cho vào từ đầu khi nấu các món hầm, tiềm, … 

Trên đây là những kinh nghiệm nấu ăn mà May mặc Nadi sưu tầm được. Bạn không nhất thiết phải là đầu bếp mặc đồng phục trong các nhà hàng. Nhưng mà bạn hoàn toàn có thể biến các món ăn của mình ngon chuẩn vị nhà hàng ngay tại nhà. 

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?