Mũ đầu bếp là một phụ kiện không thể thiếu đối với những vị đầu bếp tài năng. Thật ra thì cũng có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh chiếc nón bếp cao ngất ngưỡng này mà có thể bạn không biết.

Trong bài viết này, Nadi kể cho các bạn nghe hai câu chuyện về nguồn gốc ra đời của chiếc mũ đầu bếp này nhé! Sau đó các bạn sẽ được giới thiệu các kiểu dáng phổ biến khác của chiếc nón bếp. Hãy cùng lên cỗ máy thời gian để quay lại thời điểm chiếc mũ bếp được “ chào đời” ra nào!

1. Lịch sử của chiếc nón đầu bếp

1.1. Tại Anh

nón đầu bếp hình nấm

Vào đời Vua Henry thứ 8 đang cai trị tại Vương quốc Anh, trong một lần đang dùng bữa ông đã tìm thấy sợi tóc trong bát súp của mình. Chính vì điều này, nhà vua đã vô cùng tức giận vì sự tắc trách của những người đầu bếp. Để ngăn chặn điều này tái diễn ông đã bắt buộc tất cả những người đầu bếp phải đội mũ để che đi phần tóc trong quá trình nấu nướng. Với mục đích là tránh xảy ra những sai sót tương tự. Từ đấy, bên cạnh chiếc áo bếp và tạp dề thì người đầu bếp có thêm chiếc mũ xinh xắn trên đầu.

1.2. Tại Hy Lạp

mũ bếp đen

Vào lúc Hy Lạp rơi vào giai đoạn loạn lạc bởi những cuốc chiến tranh, các vị đầu bếp nổi tiếng thời đó đã phải nương nhờ tu viện. Vì đây được xem là nơi thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Tại tu viện, họ phải cải trang như những tu sĩ thực sự; bằng cách mặc đồ và đội mũ đen giống như các tu sĩ.

Những người đầu bếp muốn tỏ lòng biết ơn đối với các tu sĩ nên họ đã chịu trách nhiệm nấu nướng trong tu viện. Vì ai cũng mặc trang phục giống hệt nhau; nên điều này gây ra sự khó phân biệt đâu là tu sĩ, đâu là đầu bếp. Vì vậy mà, các tu sĩ đã quyết định để các đầu bếp mang mũ trắng. Và sau khi chiến tranh qua đi, các vị đầu bếp vẫn giữ nguyên hình ảnh những chiếc mũ bếp với gam màu trắng như để gợi nhớ về quãng thời gian khó khăn đó.

1.3. Ý nghĩa về những nếp gấp và chiều cao của mũ đầu bếp

Những người sống ở thế kỷ 18 có quan niệm rằng chiều cao của chiếc mũ thể hiện năng lực và vị trí của người đầu bếp. Chính vì vậy mà có những vị đầu bếp phải đội chiếc mũ bếp cao gần 46cm.

Thử tưởng tượng mà xem, đội một chiếc nón như vậy để nấu nướng thì thật bất tiện. Nên dần dần, chiều cao của những chiếc nón được hạ xuống trong khoảng 23 – 31 cm; nhằm để các đầu bếp thoải mái hơn khi làm việc.

2. Các loại nón bếp phổ biến trên thị trường

2.1. Mũ đầu bếp hình nấm

 

Hình ảnh chiếc mũ bếp hình nầm đi kèm với đồng phục bếp trở nên khá phổ biến và gần gũi đối với nhiều ngưới trong giới ẩm thực. Đặc điểm nhận dạng của chiếc nón này  khá là  đặc trưng.

Với một độ cao vừa phải cùng độ phồng ở phía trên như nấm, chiếc mũ đầu bếp này giúp cho người sử dụng có cảm giác thoái mái. Chiếc nón bếp này dường như làm cho hình ảnh người đầu bếp trở nên thân thiện và vui vẻ hơn trong mắt của các thực khách.

2.2. Mũ đầu bếp cao

Mũ bếp cao

Đây chính là kiểu mũ mà chúng ta bắt gặp thường xuyên nhất của các đầu bếp tại các khách sạn- nhà hàng phong cách châu Âu sang trọng, hiện đại và chuyên nghiệp. Mũ này thường được sử dụng bởi các bếp trưởng.

Chiếc mũ này sẽ tạo sự tự tin cho đầu bếp khi chế biến và thể hiện đẳng cấp cũng như tay nghề của họ khi sử dụng nó.

2.3. Mũ đầu bếp hình bánh tiêu

Mẫu mũ bếp này thì lại khá nhỏ gọn và dễ sử dụng; do đó mà nó được nhiều đầu bếp ưa chuộng.

Với mẫu này, thì các vị đầu bếp của chúng ta có phần trẻ trung hơn. Cộng thêm bộ trang phục bếp, họ sẽ trông chỉn chu và sang trọng hơn rất nhiều.

2.4. Mũ bếp hình tròn

 

Đây là mẫu nón thường được sử dụng bởi các nhà đầu bếp châu Á. Bởi nó cực kì phù hợp với các nhà hàng mang phong cách cổ điển đậm chất Á Đông. Không phải vì vậy mà nó kém phần hiện đại đâu nhé!

Thường thường, chiếc nón đầu bếp này được sử dụng bởi các phụ bếp. Với màu sắc nhẹ nhàng và trang nhã tạo nên sự trang trọng khi kếp hợp cùng đồng phục bếp.

2.5. Mũ đầu bếp có dây cột

Mũ bếp có dây cột là một item hoàn hảo cho những phụ bếp. Với tính chất công việc linh hoạt và đòi hỏi sự nhanh nhẹn trong khâu chế biến món ăn nên rất được các nhà hàng sử dụng phụ bếp.

Chỉ một chi tiết nhỏ trong lựa chọn phụ kiện phù hợp cho từng nhân viên trong nhà hàng cũng thể hiện được sự tinh tế và đặc sắc của người chủ doanh nghiệp.

Vậy là Nadi đã giới thiệu cho các bạn những mẫu mũ bếp được sử dụng phổ biến trong nhà hàng- khách sạn sang trọng. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn một vài thông tin thú vị nhé!

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?