Sự kết hợp hài hòa các loại gia vị giúp món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, nguyên tắc phối hợp gia vị hay cách phối hợp nguyên liệu và gia vị trong món Việt có phần khác biệt. Nói đúng hơn, nhờ sự khác biệt đó đã tạo nên một nét ẩm thực độc đáo, vang danh trên toàn thế giới. Gordon Ramsay – giám khảo nổi tiếng chương trình Master Chef đã từng cảm thán: “Nếu ở Việt Nam, tôi chỉ là một đầu bếp tồi”. Hãy theo dõi bài viết sau, để xem bạn đã hiểu biết về lĩnh vực thú vị này đến đâu nhé!

Nguyên tắc phối hợp gia vị trong ẩm thực Việt là sự kết nối giữa 3 vùng Bắc - Trung - Nam. Tuy mỗi tỉnh thành có vị trí địa lí, khí hậu, văn hoá khác nhau. Tạo nên ẩm thực Việt Nam đa dạng và vô vàn màu sắc.
Nguyên tắc phối hợp gia vị trong ẩm thực Việt là sự kết nối giữa 3 vùng Bắc – Trung – Nam. Tuy mỗi tỉnh thành có vị trí địa lí, khí hậu, văn hoá khác nhau. Tạo nên ẩm thực Việt Nam đa dạng và vô vàn màu sắc.

Nguyên tắc phối hợp gia vị và thức ăn

Để khử hoặc giữ mùi

Sử dụng nhiều gia vị có thể khử mùi tanh có trong thức ăn. Điển hình là món cá kho trong ẩm thực Việt sử dụng tới 5 loại nguyên liệu gia vị khác nhau từ nước mắm, ớt bột, ớt tươi, bột ngọt, tiêu, đường,…Ngoài việc khử mùi tanh có trong cá, chúng còn giúp tăng hương vị món ăn, tăng phần đậm đà và hợp khẩu vị nhiều người hơn. Mặc dù trong ẩm thực của người Ấn Độ, việc sử dụng gia vị còn đa dạng và nhiều hơn cả nước ta. Tuy nhiên, sự khéo léo lựa chọn thực phẩm hay nói rõ hơn là nguyên tắc phối hợp gia vị của người Việt vẫn nhẹ tay và hợp với nhiều quốc gia trên thế giới hơn.

Chẳng hạn thịt gà, thịt vịt hay rau luộc không cần quá nhiều gia vị.
Chẳng hạn thịt gà, thịt vịt hay rau luộc không cần quá nhiều gia vị.

Ngược lại với một số thực phẩm khác bạn nên “nhẹ tay”. Hoặc hạn chế sử dụng gia vị để giữ nguyên được đúng hương vị của chúng. Cũng giống như món kho quẹt ngon khét tiếng miền Tây Nam Bộ, nhắc đến là thèm như cơm cháy + rau củ + kho quẹt. Để thực khách tận hưởng được mùi hương loại gạo thơm, hay vị béo bùi của các loại rau củ. Thì khi luộc người ta cũng chỉ luộc trần hoặc cho một ít muối mà thôi. Thịt được cắt nhỏ, riêu lửa, đã nêm nếm khá đậm vị. Khi đi kèm với cơm cháy và rau củ sẽ cho ra một món ăn dân giã nhưng lại ngon hết sẩy.

Nguyên tắc phối hợp gia vị theo thời tiết

Nói đến yếu tố này, chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ rất ngạc nhiên. Nhưng chính xác, thời tiết đã “can thiệp” vào khẩu vị của chúng ta. Sự khác biệt thời tiết giữa 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam. Được cho là nguyên nhân chính tác động đến cách phối hợp nguyên liệu và gia vị trong món Việt cũng khác biệt. Từ đó, ẩm thực Việt cũng dần đa dạng và độc đáo đến kì diệu. Do đó, bạn phải cần căn cứ vào thời tiết để sử dụng cho gia vị sao cho hợp lí.

Cách phối hợp nguyên liệu và gia vị trong món Việt luôn linh hoạt để phù hợp với từng khẩu vị khác nhau. Món ăn nào khi đi với gia vị nào sẽ tăng thêm phần thơm ngon. Gia vị nêm trước hay sau là phù hợp đều đã được ông bà ta chắt lọc, truyền từ xa xưa cho đến nay.
Cách phối hợp nguyên liệu và gia vị trong món Việt luôn linh hoạt để phù hợp với từng khẩu vị khác nhau. Món ăn nào khi đi với gia vị nào sẽ tăng thêm phần thơm ngon. Gia vị nêm trước hay sau là phù hợp đều đã được ông bà ta chắt lọc, truyền từ xa xưa cho đến nay.

Thử tưởng tượng giữa 1 ngày đông giá rét. Được ăn 1 tô mì nóng kèm với kim chi cay nồng thế thì còn gì bằng. Tuy nhiên, chúng sẽ giảm bớt phần nào hấp dẫn nếu ăn giữa 1 ngày hè nóng bức. Và đồng thời, nêm ít gia vị, hạn chế sử dụng ăn các món cay nóng. Thường xuyên nấu các món thanh nhẹ mát, dễ tiêu như hầm, luộc, nấu canh,…

Nguyên tắc phối hợp gia vị phù hợp với khẩu vị mọi người

Ngoài khẩu vị chung, bạn cũng nên “để tâm” nguyên tắc phối hợp gia vị theo tuỳ theo mỗi thành viên trong đình của bạn. Có người thích cay, người lại thích ngọt, người thích chua, … để điều chỉnh tăng giảm các loại gia vị cho phù hợp.

Chung quy lại, việc tạo ra món ăn không chỉ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Mà còn để thưởng thức, để tận hưởng, để ngắm nhìn. Hay sâu sắc hơn là để gởi gắm suy nghĩ nếp sống của con người qua từng món ăn. Dù không hay có tuân theo nguyên tắc phối hợp gia vị đi chăng nữa. Thì 1 bữa ăn thành công có nghĩa là mỗi người thưởng thức cảm thấy hài lòng. Hoặc hơn cả là yêu thích và muốn thử chúng lại lần thứ 2.

Xem thêm: Công Thức Nêm Gia Vị Chuẩn Cho Từng Bữa Ăn Ngon Đúng Điệu

Một ăn ngon không cần phải quá "rập khuôn" theo nguyên tắc nêm gia vị nào quá. Chỉ cần vừa miệng, hợp khẩu vị, toát lên "vẻ đẹp" ngon quá xá mới thật sự mang đến sự hoàn hảo.
Một ăn ngon không cần phải quá “rập khuôn” theo nguyên tắc nêm gia vị nào quá. Chỉ cần vừa miệng, hợp khẩu vị, toát lên “vẻ đẹp” ngon quá xá mới thật sự mang đến sự hoàn hảo.
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?