Ngành khách sạn ngày càng phát triển nhanh chóng do nhu cầu du lịch và lưu trú của khách hàng gia tăng. Điều này dẫn theo những khó khăn và bài toán kinh doanh khách sạn hóc búa được đặt ra cho tất cả những đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực này. May Mặc Nadi hôm nay sẽ chia sẻ cái nhìn tổng quan về kinh doanh khách sạn. Đồng thời trả lời câu hỏi kinh doanh khách sạn hiệu quả như thế nào? Kinh doanh khách sạn cần bao nhiêu vốn? Cùng đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu nhé!
Tổng quan về kinh doanh khách sạn
Khái niệm kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là một mảng kinh doanh chuyên về cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng đa dạng các dịch vụ bổ sung khác nhằm thỏa mãn tối ưu các nhu cầu của lượng khách hàng trên thị trường để thu về lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh.
4 loại hình kinh doanh khách sạn hiện nay
- Khách sạn thương mại
- Khách sạn nghỉ dưỡng
- Khách sạn sân bay
- Khách sạn sòng bạc
Bài toán kinh doanh khách sạn cho người mới bắt đầu
Các vấn đề từ phía thị trường (môi trường ngành)
Vấn đề đầu tiên mà người kinh doanh khách sạn cần phải đối mặt chính là môi trường ngành. Hiện tại, người làm khách sạn đang phải đối mặt với:
- Sự bùng nổ mạnh mẽ của các nhà nghỉ, homestay ở các phân khúc.
- Nhân sự ngành khách sạn luôn có sự biến động liên tục và thường xuyên.
- Thách thức về chi phí trong quản lý nhân lực, thuê lao động và chi phí cải tạo khách sạn.
Bài toán kinh doanh khách sạn không chỉ dừng lại ở các yếu tố đến từ môi trường ngành mà còn bắt nguồn từ lượng khách hàng của thị trường. Đây được xem là yếu tố ngày càng có “sức nặng” cao đặt ra cho người làm công tác quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh.
Các vấn đề đến từ phía khách hàng
Khách hàng của ngành khách sạn không giống như khách hàng trong ngành tiêu dùng. Cụ thể thì chúng ta không hề dễ dàng để xây dựng lòng trung thành của đối tượng khách hàng nói chung. Điều này được tạo ra là bởi:
- Thị hiếu của khách hàng với khách hàng luôn luôn thay đổi
- Mọi người luôn muốn trải nghiệm nhiều khách sạn để so sánh và nhận được những tiện ích dịch vụ đặc biệt hơn, khác biệt hơn so với những đơn vị lưu trú trước đó.
- Yếu tố giá thành cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định hành vi khách hàng mặc dù chất lượng dịch vụ cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Kinh doanh khách sạn cần bao nhiêu vốn?
Đặc trưng tiếp theo của lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn chính là vốn đầu tư rất lớn. Cụ thể những mục chi phí mà người kinh doanh cần phải chi trả bao gồm có:
- Chi phí mặt bằng
- Chi phí xây dựng
- Chi phí trang thiết bị, nội thất khách sạn
- Chi phí lao động
- Chi phí tu dưỡng, sửa chữa
- Chi phí quản lý, hệ thống khách sạn
- Chi phí quảng bá, quan hệ công chúng,…
Kinh doanh khách sạn hiệu quả cần những gì?
Cần nguồn lao động lớn, chú tâm về dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng
Điểm khác biệt để tạo nên giá trị và hình ảnh của 1 khách sạn chính là dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc và phục vụ. Thêm vào đó, các công việc sắp xếp, lễ tân, dọn dẹp phòng khách sạn,… đều nhất thiết phải cần đến những lao động trực tiếp.
Đặc biệt khi khách sạn càng lớn thì lượng lao động này cũng cần phải có sự gia tăng tương ứng. Điều này khiến cho người kinh doanh ngành khách sạn cần phải bỏ ra một lượng vốn không nhỏ để sở hữu một đội ngũ lao động phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình.
Có chiến lược phù hợp với từng mùa du lịch
Mặc dù khách sạn có thể kinh doanh toàn thời gian trong năm. Nhưng để có doanh thu ấn tượng thì trên thực tế lĩnh vực này chỉ có thể kinh doanh thời vụ. Nhu cầu sử dụng khách sạn của khách hàng chỉ cao vào mùa du lịch.
Bài toán kinh doanh được đặt ra làm sao để khách sạn của bạn có thể cạnh tranh với những khách sạn khác trong mùa vụ du lịch với nguồn lợi béo bở. Thứ hai là trong thời điểm trái mùa, làm sao để khách sạn có thể luôn ở trong trạng thái kinh doanh ổn định, không lỗ và có thể đáp ứng chi trả các chi phí cần thiết mà vẫn có lợi nhuận?
Giá thành và chất lượng dịch vụ phải song song
Khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn. Họ trở nên thông thái hơn khi so sánh giá cả giữa các dịch vụ với nhau. Bài toán kinh doanh khách sạn đưa ra là cần có sự song hành giữa chi phí và chất lượng dịch vụ. Điều này đồng nghĩa nếu dịch vụ bào làm hài lòng khách hàng thì họ sẵn sàng rút hầu bao và chi nhiều hơn.
Ứng dụng booking online, marketing online để tăng tỷ lệ phủ sóng
Thời đại công nghệ 4.0 và sự phát triển của các ứng dụng booking yêu cầu kinh doanh khách sạn có sự thích nghi kịp thời. Việc quảng bá hình ảnh và dịch vụ lên mạng giúp khách sạn đến gần với khách hàng hơn. Thông qua các vourcher, khuyến mãi, quà tặng đi kèm cũng giúp kích thích khách hàng trong việc đặt phòng.
Lời kết
Ngành khách sạn là lĩnh vực vừa tiềm năng vừa có nguy cơ rất cao. Đòi hỏi nhà đầu tư và doanh nghiệp phải dự toán và nghiên cứu kỹ trước khi quyết định rót vốn. Qua bài viết ngắn hôm nay rất hy vọng May Mặc Nadi đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.